-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
BIỆN PHÁP THI CÔNG
Phương án thi công công nghệ khoan ngang định hướng (HDD) và kéo ống HDPE áp dụng cho công trình gồm các bước sau:
I. KHẢO SÁT SƠ BỘ, TÍNH TOÁN GIẢI PHÁP VÀ THI CÔNG.
I.1. Khảo sát sơ bộ, tính toán giải pháp.
Cùng chủ đầu tư kết hợp với chính quyền địa phương đi nhận bàn giao mặt bằng điểm thi công;
Tại các mặt bằng thi công dự kiến, nhân sự Công ty tiến hành khảo sát đế xác định chính xác trên thực địa vị trí thi công được mô tả trong hồ sơ thiết kế, nguồn điện hàn, nước sạch trộn dung dịch khoan, vị trí an toàn tập kết chất thải thi công (bùn dư sau khoan) phục vụ đưa đi xử lý theo quy định an toàn vệ sinh môi trường...
Đội thi công, Đội khảo sát tính toán trên thực tế đặc điểm nền đất, các trở ngại hiện hữu (cây, nhà, đường dây, cáp ngầm, ống cống, bờ kè,...), xác định được vị trí đặt máy khoan, hàn tổ hợp ống HDPE, mặt bằng rải ống chuẩn bị kéo, phương án thi công đường tạm tập kết thiết bị, vật tư, các trở ngại có thể gặp và đề xuất giải pháp đẩy nhanh tiến độ.
Xuất phát từ điều kiện tự nhiên: mặt bằng, giao thông, thời tiết. Để khắc phục những khó khăn này và đẩy nhanh tiến độ nhà thầu Công ty xác định phải thực hiện theo các tiêu chí sau:
1. Huy động nguồn lực tối ưu cho mọi công đoạn.
2. Bố trí hợp lý nguồn lực để phối hợp nhịp nhàng giữa các công trường với công trừơng cũng như công trường với chính quyền,nhân dân địa phương, các cơ quan chức năng và Chủ đầu tư không để gián đoạn trong quá trình thi công.
3. Kiểm soát chặt chẽ, tìm ra các rủi ro tiềm ẩn, tập trung xử lý ngay ngăn ngừa những tiềm ẩn này phát triến thành sự cố.
I.2 Kế hoạch thi công.
Kế hoạch thi công là sự sắp xếp hợp lý các công việc sau:
1. Công tác chuyển bị mặt bằng, vận chuyển máy móc thiết bị thi công tại các điểm thi công bằng máy cẩu, vận chuyển ống nhựa HDPE xuống công trường.
2. Công tác khoan dẫn hướng.
3. Công tác khoa doa.
4. Công tác đấu nối và kéo ống HDPE, đấu nối.
5. Tháo dỡ thiết bị kết nối ,thu dọn máy móc
II. CÔNG TÁC KHOAN
II.1 Khoan định hướng (pilotbore)
Kiểm soát việc điều khiển hướng dựa vào cơ chế bất đối xứng của mũi khoan gắn trên đầu khoan.
Khoan với góc dốc tối đa 30% , đến độ sâu thiết kế sau đó chuyển hướng về 0%. Đến vị trí thay đổi đường đi đưa mũi khoan về góc không quá 30% để đưa vào điểm đến.
Dựa trên bản thiết kể, sử dụng mũi khoan TriHawk để khoan với một góc nghiêng phù hợp. Khi đầu khoan đạt tới điểm chuyến hướng theo thiết kế thì điều chỉnh độ nghiêng đầu khoan tới góc “12 clock” rồi sử dụng lực đẩy để đầu khoan chuyển hướng dần đạt được phương ngang với độ sâu định trước theo thiết kế. Sau đó tiếp tục hành trình đi ngang bằng kỹ thuật xoay – đẩy đầu khoan cho đến điểm chuyến hướng đi lên. Tiếp tục điều chỉnh độ nghiêng đầu khoan theo góc “12 clock” và sử dụng lực đẩy đầu khoan để tiến về điểm mục tiêu định sẵn. Trong quá trình khoan, dung dịch khoan được bơm xuống để bôi trơn và gia cố thành lỗ khoan.
Kiểm soát việc điều khiển hướng dựa vào cơ chế bất đối xứng của mũi khoan gắn trên đầu khoan.
Toàn bộ tín hiệu phục vụ định hướng chuyển động của đầu khoan được xác định bởi bộ phát sóng (transmitter) nằm trong đầu khoan, bộ phát sóng này phải liên tục hoạt động trong suốt quá trình khoan và đảm bảo đưa được tín hiệu đi xa tối thiểu 15m hướng lên mặt nước
Những thông tin này được thiết bị dò chuyển tải thông qua sóng vô tuyến về thiết bị hiển thị (remote display) đặt sẵn trên máy khoan giúp cho người vận hành máy định hướng mũi khoan đi theo thiết kế.
Đường khoan định hướng phải được kiểm soát chặt chẽ để đi theo một hướng định sẵn do thiết kế quy định và phải tuân thủ nghiêm ngặt độ uốn cong cho phép.
II.2. Khoan phá ngược mở rộng đường khoan (backreaming):
1. Kỹ thuật mở rộng đường khoan.
Sau khi hoàn tất công tác khoan định hướng, đầu khoan và mũi khoan TriHawk sẽ được thay thế bằng đầu phá ngược (reamer). Áp dụng kỹ thuật xoay-kéo đưa đầu phá đi ngược trở về máy khoan theo một tốc độ phù hợp vói các tầng địa chất đường khoan đi qua cùng với một lượng dung dịch khoan có hàm lượng tương thích bơm vào để tạo ra đường hầm, phục vụ kéo ống.
Đầu phá ngược có tác dụng mở rộng đường khoan thành một đường hầm có kích thước vừa đủ để kéo thành công đường ống (tối thiểu bằng 120% đường kính ống cần kéo).
2. Dung dịch khoan sử dụng cho công trình
Chức năng của dung dịch khoan.
Dung dịch khoan là thành phần quan trọng quyết định thành công của công tác khoan, về cơ bản, dung dịch khoan là một hỗn họp của nước, bentonite và các chất phụ gia. Lượng bentonite sử dụng được tính toán dựa trên các thông số địa chất công trình và đường kính cũng như chiều dài đường khoan.
Dung dịch khoan có các chức năng sau:
- Cắt phá, trộn đất, đá, cát trong đường hầm nơi đầu khoan, đầu phá đi qua khi được bơm nén với áp lực cao.
- Thiết lập và duy trì độ ổn định đường hầm (tránh sụp hầm).
- Bôi trơn đầu khoan, đầu phá và cần khoan, giảm tập trung nhiệt trên các dụng cụ này.
- Vận chuyển đất, đá, cát trong đường hầm ra ngoài.
Với vùng địa chất nhiễm mặn hoặc độ pH cao, một số thành phần phụ gia được bô sung để hạn chế sự suy giảm các các chức năng này:
Một đặc tính quan trọng khác của dung dịch khoan là có thể tái sử dụng được thông qua việc sử dụng thiết bị tái chế.
II.3 Kéo đường ống HDPE (pullingback):
1. Kỹ thuật kéo ống.
Ống HDPE được kéo bằng lực truyền từ máy khoan thông qua kết cấu đầu phá ngược gắn với 1 khớp xoay bằng kỹ thuật xoay- kéo cần khoan đưa dần về phía máy khoan.
Dung dịch khoan được bơm vào đường hầm với chế độ phù hợp giúp giảm thiểu ma sát lên thân ống, ngăn ngừa khả năng sụp hầm.
Việc kéo ống được tiến hành với biểu thời gian được hoạch định kỹ càng đến từng chi tiết phù hợp với chiềudài đường khoan và phải được tiến hành liên tục, tuyệt đối không có thời gian dừng.Chiều dài đường khoan càng lớn, sự thay đổi các tầng địa chất càng nhiều dẫn đến nguy cơ tăng tải lên thân ống càng cao. Dung dịch khoan phải được tính toán cẩn thận để luôn đảm bảo chuyển động dọc thân ống giúp bôi trơn, giảm khả năng kẹt trong quá trình kéo ống.
III. CÔNG TÁC KÉO ỐNG:
III.1 CÔNG TÁC KÉO ỐNG.
1. Các bước chuẩn bị.
- Đưa ống vào vị trí gắn chụp đầu ống
- Gắn kết các ống riêng lẻ với nhau thành bó ống.
- Kết nối ống đã bó vào cần khoan thông qua thiết bị xoay 1 chiều.
- Tiến hành kéo với tốc độ vừa phải cho đủ chiều dài quy định.
* Chuẩn bị dụng cụ kéo ống
- Chụp đầu ống, con lăn
- Bắp xoay 1 chiều.
2. Thi công kéo ống.
- Sau khi các công đoạn chuẩn bị hoàn tất mới tiến hành kéo ống.
- Kéo ống về chậm đều song song với công tác khoan phá ngược kết hợp bơm rửacó phụ gia bôi trơn nhàm giảm ma sát đường ống và vách khoan.
- Tất cả mọi người trong nhóm thực hiện công việc phải được liên lạc liên tụcvới nhau bằng các thiết bị thông tin.
- Tránh giật cục khi kéo ống, luôn luôn giữ lực căng tối đa cho phép.
- Trong quátrìnhkéoốngnếu bị vướng mắc phải kiếm tra tắc nghẽn trên tuyến và có biện pháp xử lý kịp thời.
- Tại vị trí 2 đầu ống sau khi kéo xong phải bịt đầu ống để bảo vệ ống.
- Sau khi lắp đặt xong nếu đường ống thuộc tuyến có áp phải kiểm tra lại bằng bơm thử áp lực để đảm bảo rằng ống không bị hư hại trong quá trình kéo.
III.2 HÀN NỐI ỐNG.
- Ống sử dụng để kéo là ống gân xoắn cho nên phần ống sử dụng để kéo phải đảm bảo độ dài liên tục tối thiểu như thiết kế không sử dụng ống nối,ống hàn,ống khác chủng loại.
Quý khách có nhu cầu vui lòng liên hệ:
Công ty Cổ phần dịch vụ và thương mại TTSH
Địa chỉ: Điêu Lương – Cẩm Khê – Phú Thọ
Điện thoại : 0343 24 55 66